- Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Á. Phía bắc giáp Lào và Myanma. Phía Đông giáp Cam-pu-chia và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Malaysia; phía Tây giáp biển Andaman và Mianma.
Địa hình
Một đỉnh núi ở phía bắc Thái Lan, Chiang Mai.
Vườn quốc gia Khao Yai.
Bãi biển, miền nam Thái Lan.
Rừng ở phía bắc Thái Lan.
Với diện tích 513.120 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng
với Lào),
Thái Lan xếp thứ 50 trên thế
giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau,
tương ứng với các vùng kinh tế. Đặc điểm nổi bật của địa hình Thái Lan là núi
cao, một đồng bằng trung tâm và một vùng cao nguyên. Núi chiếm phần lớn phía
bắc Thái và trải rộng dọc theo biên giới Myanmar qua eo Kra và bán đảo Mã Lai. Đồng bằng trung tâm là một vùng
đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu, đó hệ
thống sông chính của nước này, chảy vào đồng bằng ở đầu vịnh Bangkok.
Hệ thống sông Chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia. Ở phía
đông bắc của đất nước là cao nguyên Khorat, một khu vực nhấp nhô nhẹ với
đồi thấp và hồ nông, cung nước vào sông Mekong qua sông Mun.
Hệ thống sông Mê đổ vào Biển Đông bao gồm một loạt các kênh và đập.
Cùng nhau, các hệ thống sông Chao Phraya và Mê Kông duy trì nền
nông nghiệp Thái Lan qua việc hỗ trợ trồng lúa và cung cấp đường thủy cho việc
vận chuyển hàng hóa, người. Ngược lại, các đặc điểm tự nhiên phân biệt của bán
đảo Thái Lan là đường bờ biển dài, các hòn đảo ngoài khơi và đầm lầy ngập mặn
giảm đi.
Khí hậu
Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa có đặc điểm theo mùa
(gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc). Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10 được đặc trưng bởi chuyển động của không khí ấm từ Ấn Độ Dương tới
Thái Lan, gây ra mưa dồi dào nhất đất nước.:2 Gió mùa đông bắc
bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 mang lại không khí lạnh và khô nhất Thái Lan từ
Trung Quốc. Ở miền nam Thái Lan, gió mùa đông bắc mang lại thời tiết ấm áp và
mưa nhiều trên bờ biển phía đông. Phần lớn Thái Lan có khí hậu "nhiệt đới
ẩm và khô hoặc khí hậu thảo nguyên" loại (khí hậu xavan). về Phía nam và đầu phía đông
của miền đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Kinh tế
Bangkok, thủ đô, cũng là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế tài chính của đất nước
Thái Lan ban đầu vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản,Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Tính cho đến hết năm 2019, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 529.177 USD (đứng thứ 22 thế giới, đứng thứ 7 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia). Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 tăng trưởng âm 20%.
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai
trên thế giới.
Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng
trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu
chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng
1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại
vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và
những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước
của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên
"Thaksinomics". Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%.
Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến
năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với sức mua tương đương (PPP) đầu người đạt mức
8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Mức tăng trưởng trong các năm
2005, 2006 và 2007 dao động trong khoảng 4-5%. Mức tăng trưởng GDP là 0,1%
trong năm 2011, đã nhảy vọt lên 5,5% vào năm 2012 và sau đó là 7,5% vào năm
2013. Năm 2017, kinh tế Thái Lan đạt mức tăng trưởng là 3,9 %.
Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm
xuất khẩu chính bao gồm gạo,
hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, xe máy, máy tính và thiết bị điện tử. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới
về xuất khẩu gạo chỉ sau Ấn Độ,
mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh
chế. Lúa là
loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai
trồng trọt được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan
cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong. Vào năm 2010, 49% lực lượng lao
động của Thái Lan tập trung trong ngành nông nghiệp. Con số này giảm từ 70% vào
năm 1980 . Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện
điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể
từ du lịch (khoảng
5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần
đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. Tính đến năm 2012, ngành công nghiệp ô tô
Thái Lan là ngành công nghiệp ô tô lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 9 trên thế
giới, sự thành công trong việc xuất khẩu và nâng cao tỷ lệ nội
địa hóa trong lĩnh vực lắp ráp xe hơi (gần 90%) đã
khiến cho quốc gia này được đặt biệt danh "Detroit của
Đông Nam Á". Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan có sản lượng hàng năm gần
1,5 triệu xe, chủ yếu là xe thương mại.
Quảng trường mua sắm Central World tại
Bangkok, Central Group là tập đoàn bán lẻ đa quốc
gia có quy mô lớn nhất, không chỉ tại quê nhà Thái Lan mà còn mở rộng sang cả
một số nước láng giềng, như Việt Nam.
Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, khí đốt, wolfram, tantal, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorit và đất trồng.
Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo
truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong
nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era -
Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy
vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân
hàng và dần trở nên thông dụng trong công nghiệp và thương mại.
Người Thái gốc Hoa là thế lực nắm giữ
huyết mạch kinh tế của Thái Lan. Tại Thái Lan, người Thái gốc Hoa chỉ chiếm 14% dân số,
nhưng chiếm tới gần 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của
ngành ngân hàng. Năm 2000, các ngân hàng và công ty tài chính của người Thái
gốc Hoa ở Thái Lan có tài sản tới trên 22,2 tỷ USD, lớn hơn tài sản 21,8 tỷ USD
của cả chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Chính vì vậy mà quyền lực cùng
sức ảnh hưởng và địa vị của người Thái gốc Hoa ở Thái Lan rất cao, nhiều người
Thái gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như anh em Thủ tướng nhà Shinawatra, cựu thủ
tướng Abhisit Vejjajiva... Người Thái gốc Hoa cũng
chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bộ máy chính phủ Thái Lan.
Năm 2016, 5,81 triệu người Thái Lan sống trong nghèo đói, 11,6
triệu người (17,2% dân số) ở tình trạng "cận nghèo". Tỷ lệ người
nghèo so với tổng dân số ở mỗi vùng là 12,96% ở vùng Đông Bắc, 12,35% ở miền
Nam, và 9,83% ở miền Bắc. Năm 2017, có 14 triệu người nộp đơn xin trợ cấp xã
hội (thu nhập hàng năm dưới 100.000฿). Vào cuối năm 2017, tổng nợ hộ gia đình của
Thái Lan là 11,76 nghìn tỷ. Năm 2010, 3% số hộ gia đình bị phá sản. Năm 2016,
ước tính có khoảng 30.000 người vô gia cư trong nước. Bất bình đẳng xã hội - kinh tế và sự phụ thuộc quá lớn vào du lịch là 2 nhóm vấn đề, thách thức lớn
cho nền kinh tế Thái Lan hiện nay.
Dân
cư
Dân số: 63,04 triệu người (2007) trong đó người Thái chiếm 75%, người Hoa 14%, các dân tộc khác 11%.Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai có quan hệ gần với tiếng Lào, Shan và một loạt các nhóm ngôn ngữ nhỏ khác tại miền bắc Việt Nam và vùng Quảng Tây, Vân Nam thuộc Trung Quốc. Tiếng Thái gồm bốn phương ngữ: tiếng Thái Trung tâm hay tiếng Xiêm, tiếng Thái Đông Bắc hay tiếng Isản còn gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Bắc hay tiếng Làn Nà cũng gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Nam hay tiếng Tai. Dạng chuẩn hóa của tiếng Thái dựa trên phương ngữ trung tâm (Xiêm), có bảng chữ cái riêng và là ngôn ngữ hành chính của đất nước. Người Thái ở vùng trung tâm (Xiêm) tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người Thái đông bắc, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.
Phật Statua, Nan.
Ngoài người Thái là người Hoa,
nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không
cân xứng với vai trò kinh tế.
Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên
đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác
bao gồm người Mã Lai ở miền nam nói một loại
phương ngữ Mã Lai gọi là Yawi, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất), người Chăm, Lawa, Akha, Karen, Hmông, La Hủ, Lisu, Lôlô...và các nhóm Tai khác như: Thái Đen ở tỉnh Loei (Tai
Đăm, chữ Thái:ไท ดำ), Nyaw, Phu
Thai, Shan, Lự, Saek.v.v.. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông
nhất là tại vùng Đông Bắc.
Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở
Thái Lan.
Bên cạnh tiếng Thái còn có các tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isản và
những ngôn ngữ khác chủ yếu thuộc ngữ hệ Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được
giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp.
so interesting
ReplyDelete