Hà Nội, thủ đô hơn 1000 năm tuổi của Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời, giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc, vùng đất này còn được biết đến là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước.
Đã nói về Việt Nam thì không thể không biết đến Hồ Chí Minh, vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Lăng Hồ chủ tịch là một nơi rất thiêng liêng, đây chính là nơi cất giữ, bảo vệ thi hài Bác. Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là di tích lịch sử mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội. Từ năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông cho khởi dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn thờ và bồi dưỡng Nho học. Xây dựng khá quy mô, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong khuôn viên hình chữ nhật. Mặt tiền cũng là chiều ngang rộng 75m, quay ra đường Quốc Tử Giám, phía sau giáp đường Nguyễn Thái Học.
Nhắc tới Hà Nội thì chắc hẳn ai cũng biết đến “Hà Nội 36 phố phường” hay “phố cổ Hà Nội”, với những con đường đã lưu giữ kí ức lịch sử của thủ đô. Phố cổ nay là điểm du lịch hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây. Giới hạn của phố cổ là phía Bắc đến phố Hàng Đậu, phía Tây là phố Phùng Hưng, phía Nam là các tuyến phố : Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Hay còn có cái tên gọi khác là Hồ Gươm, gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố, nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. Bên cạnh hồ có rất nhiều điểm du lịch khác : Đền Ngọc sơn, Tháp Bút, Cầu Thê Húc… Đến đây bạn có thể thưởng thức được món kem Tràng Tiền nổi tiếng. Hồ Hoàn Kiếm chính là địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch phố cổ Hà Nội.
Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, là nơi thờ thần Văn Xương và Đức thánh Trần. Để vào được trong đền bạn phải đi qua cầu Thê Húc. Quần thể công trình Đền Ngọc Sơn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam. Tới đây bạn sẽ được tìm hiểu về sự tích của Hồ Gươm hay là lịch sử của Hà Nội.
3.Phố Hàng Mã – điểm đến thú vị trong khu phố cổ Hà Nội
Nằm trong khu phố cổ, phố Hàng Mã là được xem là một trong những con phố đông đúc và rực rỡ sắc màu nhất ở Hà Nội. Đặc biệt vào những dịp lễ, tết, con phố được trang hoàng bằng những đèn lồng, đồ chơi phát sáng, bóng bay khiến nơi đây không chỉ tràn ngập trong âm thanh, màu sắc, ánh sáng mà còn mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông.
4.Chợ đêm phố cổ Hà Nội
Chợ đêm phố cổ Hà Nội được hoạt động từ 18 đến 23h các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, là một trong những địa điểm buôn bán sầm uất với sốc lượng gian hàng tham gia lên tới gần 4000. Các mặt hàng ở đây rất đa dạng và phong phú từ quần áo tới giầy dép, đồ dùng gia dụng, các đồ thủ công, quà lưu niệm… với giá cả bình dân.Vào các tối thứ 7 hàng tuần, 2 đầu tuyến phố có tổ chức các buổi biểu diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống như: chèo xẩm, quan họ, ca trù. Đây là độc đáo của chợ đêm phố cổ thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Địa điểm khác:
Ngoài ra, Hà Nội còn là nơi có nhiều Thư viện, bảo tàng lịch sử nhất Việt Nam và những địa điểm độc đáo thú vị khác, có thể kể đến như là: Thư viện Hà Nội, thư viện Khoa học Kĩ thuật, viện bảo tàng cách mạng Việt Nam, viện bảo tàng Chiến thắng B52, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bảo tàng Mỹ thuật ,Phụ nữ Việt Nam,Quảng trường Ba Đình,Nhà thờ lớn Hà Nội,Chùa Trấn Quốc,Hồ Tây ,Nhà hát lớn Hà Nội,....
Văn hóa và Ẩm thực
Ẩm thực
Ẩm thực Hà Nội đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, được lưu truyền từ đời này sang đời kia, tạo nên hương vị đặc trưng của người Hà Thành.
1.Phở
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục,xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò , hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Địa chỉ bán phở ngon ở Hà Nội:
Phở Gia Truyền: 49 Bát Đàn, Q.Hoàn Kiếm
Phở Thìn: 13 Lò Đúc, Q.Hai Bà Trưng
Phở Vui (chuyên bò): 25 Hàng Giấy, Q.Hoàn Kiếm.
2.Bún chả
Bún Chả đang được cả thế giới nhắc đến như một đại diện mới của ẩm thực Việt Nam.Bún chả là một món ăn của Việt Nam, bao gồm bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam,được coi là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành.
Địa chỉ bán bún chả Hà Nội:
Bún chả Cửa Đông: 41 Cửa Đông, Q.Hoàn Kiếm
Bún chả Đắc Kim: 1 Hàng Mành, Q.Hoàn Kiếm
Bún chả Sinh Từ: 57 Nguyễn Khuyến, Q.Đống Đa
Bún chả: 74 Hàng Quạt
Bún chả: 41 Cửa Đông
3.Kem Tràng Tiền Hà Nội
Thương hiệu Kem Tràng Tiền đã có từ rất lâu đời, nằm ở vị trí ngay trung tâm thủ đô. Người ta tìm đến thưởng thức kem Tràng Tiền không chỉ vì vị ngon ngọt, mát lạnh của nó, mà còn để sống lại những ký ức tuổi thơ. Nếu bạn đang tìm kiếm những hương vị kem truyền thống như cốm, đậu xanh, sữa dừa, cacao... thì hãy ghé ngay đến kem Tràng Tiền.
Địa chỉ bán Kem Tràng Tiền:
35 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
4.Bánh Mì
Bánh mì Việt Nam là một món ăn của Việt Nam, bao gồm vỏ là một ổ bánh mì nướng có da giòn, ruột mềm, bên trong là phần nhân. Tùy theo hương vị vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta chế biến thành những kiểu nhân khác nhau, thường là chả lụa, thịt, cá, thực phẩm chay hoặc mứt trái cây, kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như patê, bơ, rau, ớt và đồ chua. Bánh mì được xem như một loại thức ăn nhanh bình dân và thường được tiêu thụ trong bữa sáng hoặc bất kỳ bữa phụ nào trong ngày. Do có giá thành phù hợp nên bánh mì trở thành món ăn được rất nhiều người ưa chuộng.
Bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ bánh baguette do người Pháp đưa vào miền Nam Việt Nam từ những thế kỷ trước đây. Một số người cho rằng món này có thể đã có mặt tại Việt Nam từ 150 năm trước. Sau này, phạm vi ảnh hưởng của bánh mì đã lan ra khắp miền Trung và miền Nam, đặc biệt rất thịnh hành ở Sài Gòn. Trong quá trình cải tiến, người Sài Gòn đã cải biên chiếc bánh baguette thành ổ bánh mì nhỏ và ngắn hơn, chỉ còn khoảng 30–40 cm (12–16 in), còn ruột thì rỗng hơn để có thể đưa phần nhân vào giữa hai lớp vỏ bánh, tương tự như món sanwich. Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì có thể có những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, người ta cũng có thể ăn kèm chúng với nhiều loại đồ ăn đa dạng, chẳng hạn như bò kho, cá mòi hay xíu mại.
Địa chỉ bán bánh mì Hà Nội:
Bánh mì Đình Ngang: 30 Đình Ngang, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì Đức Long: 4 Lương Ngọc Quyến, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì pate Lãn Ông: 8 Chả Cá, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì chả Lê Đại Hành 20 Lê Đại Hành, P. Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bánh mì 38 Đinh Liệt: 38 Đinh Liệt , Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì Bà Dần: 34 Lò Sũ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì chảo Thái Thịnh: 35 - 37 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Hà Nội
Bánh mì thịt xiên Quang Trung: 31 Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bánh mì Phúc: 9 Yết Kiêu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bánh mì Nguyên Sinh: 17 - 19 Lý Quốc Sư, P. Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
5.Cốm Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.
cốm được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là cốm làm từ nếp cái hoa vàng, trong cả hai mùa: lúa chiêm và lúa mùa,
Cốm nổi tiếng nhất là ở làng "Vòng".
Ngoài ra ẩm thực Hà Nội còn rất đa dạng với nhiều món ăn khác nữa mà bạn nên khám phá. Sau đây là một số gợi ý khác cho các bạn:
Xôi Thu: 57 Thợ Nhuộm
Bún mọc Thủy: Số 10 ngõ Đào Duy Từ
Cafe (trứng) Lâm: 60 Nguyễn Hữu Huân
Bún chả: 74 Hàng Quạt
Bún chả: 41 Cửa Đông
Bún đậu Tuấn Trọc: 23 Phan Huy Ích
Bún đậu Đông Thái: Giao với 5 Mã Mây
Phở cuốn Chinh Thắng: 7 Mạc Đĩnh Chi
Chè Bà Thìn: số 1 Bát Đàn và 95 Hàng Bồ
Ốc Bà Câm: 5 Tống Duy Tân
Ốc Anh hói: 34A Trần Phú
Trứng chén nướng cô Ty: 24 Nguyễn Quang Bích
Thịt xiên nướng: 56 Nguyễn Văn Tố
Lòng rán Nhất quán: 23 Nguyễn Siêu
Thuỷ Ngan: 51 Hàng Lược
Văn hóa
Văn minh, thanh lịch đây chính là nét tính cách đặc trưng người Hà Nội. Thanh lịch, văn minh là sự tổng hợp của nhiều nét đẹp khác nhau, nó vừa có sự hào hoa phong nhã, vừa có sự giản dị chất phác, lại mang âm hưởng của truyền thống và hiện đại. Văn minh, Thanh lịch có quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. Hà Nội rất đa dạng về nghệ thuật, đặc biệt là hát, tuồng, chèo với nhiều địa điểm biểu diễn: Nhà hát lớn Hà Nội, nhà múa rối Trung ương, Nhà hát trẻ, Nhà hát tuồng Hà Nội, Rạp Công nhân và Hồng Hà.Có nhiều bài hát bất hủ của các nghệ sĩ nổi tiếng thế kỉ trước: Khúc hát Người Hà Nội, hướng về Hà Nội, nhớ mùa thu Hà Nội, Hà Nội ngày tháng cũ, bài ca Hà Nội,....
Áo dài là loại trang phục được cách tân từ áo ngũ thân lập lĩnh của Việt Nam trong thời kỳ Tây hóa, còn gọi là áo tân thời. Áo dài là trang phục rất được ưa thích và phổ biến tại không chỉ Việt Nam mà còn là bởi những người nước ngoài. Áo dài sẽ thường được mặc trong các dịch lễ ,Tết của người Việt. Áo dài được xem là trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà trước và sau che bên ngoài quần dài.
Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ người thân đã chết ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường có thờ cúng cả tổ tiên. Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam, và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Sau đây là một số gợi ý chọn phòng cho bạn khi đi du lịch hoặc công tác tại Hà Nội:
Lưu ý; đây chỉ là gợi ý của chúng tôi cho bạn , các bạn nên tìm hiểu kĩ càng và cân nhắc kĩ. Chúng tôi ko có sự hợp tác nào với những địa chỉ đặt phòng trên .
Nếu có sai sót gì xin các bạn đóng góp ý kiến của mình để chúng tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những bài viết sau. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn.
No comments:
Post a Comment